Các quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích thống nhất cách trình bày, đọc-hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với mọi người. Vậy, TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật? Và được quy định như thế nào?Bài viết này, tập đoàn Trần Anh chúng tôi sẽ trình bày những quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật mới nhất cho bạn.
Bản vẽ kỹ là phương tiện giao tiếp trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật…., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.
Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp đặc biệt và cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Mỗi bản vẽ kỹ thuật phải được vẽ trên một khổ giấy theo quy định. Quy định về khổ giấy sẽ giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng trong việc quản lý. Theo TCVN, hiện nay có 5 loại khổ giấy được sử dụng:
Cơ sở để phân chia các khổ giấy là A0, có diện tích là 1m2, kích thước: 1189 x 841(mm).
Ngoài những khổ giấy chính, trong trường hợp đặc biệt có sử dụng các giấy phụ được phân chia từ giấy chính. Kích thước của khổ giấy phụ là bội số của khổ giấy A4. Có 6 loại khổ giấy phụ được sử dụng:
Mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên. Nội dung và kích thước được quy định theo TCVN 3821-83 như sau:
Khung bản vẽ: được vẽ bằng các nét liền đậm, kẽ cách các mép khổ giấy tầm 5mm, cách mép trái tầm 25mm
.
Khung tên: bao hàm nội dung thông tin sản phẩm được biểu diễn và người vẽ. Khung tên phải nằm góc bên phải phái dưới bản vẽ. Khung tên đặt sao cho các chữ ghi phải hướng lên trên hoặc hướng sang trái của bản vẽ. Nội dung và kích thước bản vẽ được quy định như sau:
Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn với kích thước thực đo trên vật thể đó. Có 3 loại tỷ lệ: tỷ lệ thu nhỏ, tỷ lệ nguyên hình và tỷ lệ phóng to.
Tỷ lệ tốt nhất nên dung trong bản vẽ là tỷ lệ nguyên hình (1) vì tỷ lệ này hình bản vẽ không khác nhiều so với hình thực tế.
Quy định các loại đường nét để biểu diễn vật thể rõ ràng trên bản vẽ. Có các loại đường nét như sau:
– Quy định về khổ chữ viết (ký hiệu h) được xác định bằng chiều cao của chữ in hoa tính bằng mm. Có các loại chữ như sau: 2,5; 3,5; 4;5;10; 14;20;…
– Thường dung kiểu chữ đứng hặc nghiêng 75 độ.
Độ lớn của chi tiết biểu diễn được xác định bởi con số kích thước, chúng được ghi trên đường kích thước ở khoảng giữa. Chiều cao cảu con số kích thước không nhỏ hơn 3,5mm.
Đường kích thước không được vẽ cắt đường gióng. Không cho phép sử dụng các đường khác làm đường kích thước.
Đường kích thước được giới hạn bằng mũi tên. Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng, chiều dài của nét cơ bản. Tất cả mũi tên trên bản vẽ phải có kích thước như nhau.
Đường kích thước phải vẽ song song với nhau, khoảng cách giữa hai đường bao từ 6 đến 10mm.
Trong phép chiếu được chia thành hai loại: phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song
Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ có 3 phép chiếu: hình chiếu, hình cắt, mặt cắt.
Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng phép chiếu. mỗi phép chiếu gồm 3 yếu tố sau đây:
Cách bố trí hình chiếu:
Trong bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy cảu vật thể gọi là hình chiếu. Tên gọi hình chiếu phụ thuộc vào hướng chiếu của vật thể. Có 3 loại hình chiếu như sau:
– Hình chiếu đứng là hình chiếu nhìn từ trước vật thể còn được gọi là hình chiếu chính
– Hình chiếu cạnh là hình chiếu nhìn từ bên trái vật thể
– Hình chiếu bằng là hình chiếu nhìn từ trên xuống vật thể
Về cách đọc bản vẽ kỹ thuật, đọc theo trình tự sau:
Trên đây chúng tôi đã trình bày các quy định khổ giấy nào trong bản vẽ kỹ thuật theo TCVN. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Tên viết tắt : TRAN ANH GROUP
ẤP MỚI 2, XÃ MỸ HẠNH NAM, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
450 Trần Văn Giàu, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
0936 203 205
2017 © TRẦN ANH GROUP. All rights reserved. DEVELOPED BY TRUNG NHAN