Lễ tạ đất là nghi thức lễ văn hóa của người phương Đông, với mục đích cảm tạ thần Thổ địa đã canh giữ, bảo vệ cho gia chủ trong suốt thời gian ở đây. Vậy lễ tạ đất có ý nghĩa gì? Nó thường diễn ra từ khi nào? Nghi thức và mâm cúng tạ đất cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tập đoàn Trần Anh tìm hiểu từ A-Z của một nghi lễ tạ đất như thế nào nhé!
Tùy vào từng vùng miền và mục đích của từng gia đình mà lễ tạ đất có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Đối với người Việt Nam thì nghi lễ này thường làm vào dịp cuối năm: một là làm trùng với ngày tiễn Ông Táo về trời, hai là làm vào một ngày sau rằm tháng chạp và trước ngày tiễn ông táo về trời. Nghi lễ được diễn ra vào cuối năm là để báo cáo với Thổ địa những việc đã làm trong một năm qua, qua năm mới cầu mong sự bình an, ấm nó, làm ăn suôn sẻ, thuận lợi.
Ngoài ra, ở nhiều địa phương khác lễ cúng tạ đất được diễn ra vào ngày Tết nguyên tiêu. Ở những nơi như Quảng Bình, Huế, .. lễ cúng tạ đất được diễn ra vào tháng 2 âm lịch.
Khi có hoạt động liên quan đến đất như xây nhà mới, sửa nhà, đào giếng, mở đường, đào huyệt,.. người ta phải làm một nghi thức gọi là lễ cúng tạ đất. Nghi lễ này được diễn ra nhằm mong muốn xin phép Thổ địa hoặc những vị thần cai trị vùng đất ở đây sử dụng vùng đất này, phù hộ, độ trì cho mọi việc làm suôn sẻ, thuận lợi.
Lễ cúng tạ đất cũng là nghi thức thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và sự tin tưởng của gia chủ đối với Thổ công phù hộ cho gia đình ấm êm, mọi việc đều thuận lợi.
Bên cạnh đó, lễ cúng tạ ơn cũng bày tỏ sự nhớ đến ông bà tổ tiên, những người đã khuất, khấn mong họ phù hộ, đồ trì cho gia chủ một năm ấm no, công việc thuận buồm xuôi gi, mọi điều đều thuận lợi.
Việc sắm lễ tạ ơn là việc vô cùng quan trọng. Tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình mà mâm cúng sẽ thể hiện khác nhau nhưng phải đảm bảo được sự tươm tất, đầy đủ. Một mâm lễ càng trọn vẹn, tươm tất càng thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình đối vơi Thổ địa, ông bà tổ tiên.
Trên thực tế, không có quy định nào về lễ cúng tạ đất, tùy thuộc vào mỗi vùng miền và hoàn cảnh gia đình. Thông thường, mỗi gia đình đều có ba bát hương: bát hương cho Thổ địa, bát hương Bà cô tổ dòng họ và bát hương gia tiên thì gia chủ cần sắm sửa thêm các vật lễ dưới đây:
Về phần mã, cần chuẩn bị:
Khi đã chuẩn bị các vật lễ, sau đó gia chủ tiến hành nghi thức làm lễ tạ đất bằng việc đọc văn khấn dưới đây:
Đây là nghi thức lễ cúng tạ ơn thông thường được nhiều người thực hiện. Ngoài bài văn khấn được nêu trên, gia chủ có thể tiến hành nghi thức bằng kinh Địa Tạng. Kinh Địa tạng khá dài nên khi thực hiện bằng nghi thức này thì sẽ chia thành 3 đoạn, đọc xong quyển thượng, sau đó đọc quyển trung, cuối cùng là quyển hạ ( mỗi quyển cách nhau từ 5-10 phút).
Đối với hình thức này, vật lễ chuẩn bị cũng sẽ khác hình thức nghi lễ thông thường:
Cách nghi thức:
Sau khi chuẩn bị các vật lễ, bày trí trên bàn thờ xong, gia chủ tiến hành thắp hương, sau đó đọc nghi thức và kinh Địa Tạng.
Cúng tạ đất là nghi thức tốn khá nhiều thời gian nhưng hình thức này đem lại rất nhiều lợi ích cho gia chủ. Kêu gọi được sự hổ trợ của Thổ địa, các thần linh bảo vệ, trông coi nơi bạn sống giúp cho gia đình may mắn, tránh các vong linh xấu.
Như vậy, bài viết này tập đoàn Trần Anh chúng tôi đã trình bày Mâm cúng tạ đất bao gồm những gì? và nghi thức diễn ra của lễ tạ đất. Tùy vào mục đích và quan điểm mà mỗi gia đình sẽ thực hiện nghi thức khác nhau nhưng nghi thức nào cũng phải để sự thành tâm trong đó thì mới có được hiệu quả.
Tên viết tắt : TRAN ANH GROUP
ẤP MỚI 2, XÃ MỸ HẠNH NAM, HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
450 Trần Văn Giàu, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
0936 203 205
2017 © TRẦN ANH GROUP. All rights reserved. DEVELOPED BY TRUNG NHAN